Tự tay mình lắp đặt và thi công đá cho bàn bếp của gia đình là công việc không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi một trình độ cao của người thợ do ẩn chứa rất nhiều các rủi ro như đá ốp bị vỡ, nứt, cong vênh,… gây các thiệt hại về tiền bạc và công sức. Vì thế, ngay cả các người thợ lành nghề cũng nên tìm hiểu và nắm rõ quy trình làm bàn bếp bằng đá. Hãy theo dõi ngay bài viết bên dưới đây để trang bị cho mình các kiến thức thật cần thiết nhé!
Quy trình thi công bàn bếp bằng đá
Về cơ bản, cách làm bàn bếp bằng đá khá đơn giản, quan trọng là độ chính xác, tỉ mỉ và hoa tay của người thợ thi công để đem lại được sản phẩm có chất lượng cao nhất. Quy trình này bao gồm 7 bước dưới đây
Lập kế hoạch cho quy trình thi công bàn bếp bằng đá
Lập kế hoạch luôn là giai đoạn quan trọng trong bất kỳ công việc nào. Mọi thứ được tính toán từ trước luôn hoạt động hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Lập kế hoạch ở đây là chúng ta sẽ làm việc với đơn vị cung cấp đá của gia đình. Tùy từng loại đá mà kích cỡ và khối lượng của chúng sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì đá làm mặt bếp đều khá nặng, khó vận chuyển và phải được cắt bằng các vật dụng chuyên nghiệp. Do vậy, hãy lên kế hoạch chi tiết cần lựa chọn loại đá nào, kích thước ra sao, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, thiết bị máy móc cần chuẩn bị là gì,… thật kỹ càng để các công việc phía sau diễn ra thật suôn sẻ nhé.
Đo lường
Đo lường để chuẩn bị các khổ đá là công việc không thể thiếu. Tiến hành lấy các thông số như chiều dài, chiều rộng, diện tích các lỗ, chậu rửa, bếp đun,… cần gia công sao cho chuẩn nhất. Mặt bàn bếp cần nhô ra khỏi mặt tủ đỡ từ 3 đến 5cm. Tiến hành đo đạc và ghi chép thật kỹ bởi một khi đã tiến hành cắt đá thì sẽ rất khó để sửa chữa.
Tạo mẫu thử
Các gia chủ có thể tạo mẫu thử theo các thông số vừa đo, sử dụng các tấm bìa cứng như bìa carton, giấy Kraft hay nhựa Mylar. Cắt các tấm thử này sao cho vừa khít và chính xác với các vị trí cắt bỏ như bồn rửa và bếp đun, lỗ cho vòi và máy rút xà phòng.
Hiện nay, trong quá trình thi công, người ta hay sử dụng một tấm ván ép có độ dày khoảng 1-1,5cm để lót phía bên dưới mặt đá. Các tấm ép này có tác dụng giảm trọng lượng của phiến đá và phân bố đều các tác động lực khi nấu nướng của người dùng. Nhờ đó tránh được các trường hợp nứt, vỡ, sụt lún bàn bếp. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp đảm bảo các cánh tủ bên dưới có thể mở ra dễ dàng mà không bị vướng vào cạnh đá. Các tấm ép này được cắt theo hình dạng của bề mặt bàn bếp, nhưng sẽ nhỏ hơn bề mặt đá ở phía trên để không bị nhô ra gây mất thẩm mỹ.
Tiến hành lắp đặt chậu rửa
Sau khi đã có các tấm ván ép và khổ đá được cắt chính xác, chúng ta tiến hành lắp đặt chậu rửa. Chúng ta cố định tấm ván ép trước, sau đó đặt chậu rửa lên và tiến hàng lắp đặt chúng như thông thường. Nếu bạn không đo đạc và cắt gọt các tấm ván hay khổ đá cẩn thận, thì bạn có thể gặp phải các rắc rối trong giai đoạn này, ví dụ như lỗ cắt bị sai vị trí, lỗ cắt không vừa chậu rửa hay bàn bếp,… Vì vậy, lưu ý đo đạc thật cẩn thận nhé.
Tiến hành lắp đặt đá làm bàn bếp
Đặt tấm đá lên tấm ván ép sao cho vừa khít nhất, sát vào cạnh tường, kiểm tra lại các thông số và các chi tiết xem có cần chỉnh sửa gì không. Nếu đã có tấm đá hoàn hảo nhất rồi, chúng ta đặt tấm đá xuống, sử dụng keo silicon để tra vào xung quanh các cạnh của tấm ván ép tiếp xúc với đá. Tiến hành đặt lại đá lên và cố định chúng.
Xóa bỏ các vết ghép
Việc xóa bỏ các vết ghép giúp cho công trình đẹp mắt hơn. Sử dụng băng dính dán ở bên cạnh các đường nối ngăn chặn chất tạo màu không lem ra bề mặt đá. Sau đó sử dụng hỗn hợp tạo màu chuyên dụng trét lên các vết nối này. Công việc này phải được tiến hành nhanh chóng vì hỗn hợp tạo màu thường bị đông lại rất nhanh. Đợi một lúc cho các vết ghép khô lại, sau đó tiến hành tháo băng dính ra.
Đánh bóng và vệ sinh hoàn thiện
Thợ thi công tiến hành đánh bóng bằng máy đánh bóng và bột đánh bóng chuyên dụng. Giúp bề mặt đá trở nên tươi sáng và hấp dẫn hơn. Công việc sau cùng trong quy trình làm bàn bếp bằng đá là lau chùi, vệ sinh để có sản phẩm hoàn thiện.
Một số câu hỏi thường gặp trong quá trình thi công làm bàn bếp bằng đá
Nên làm bàn bếp bằng đá gì?
Hiện nay có rất nhiều loại đá có thể được ứng dụng cho hạng mục thi công bàn bếp từ granite, marble, thạch anh cho đến đá nhân tạo vinaquartz,… Trong đó, Granite (đá hoa cương) là loại đá được cho là phổ biến và thích hợp nhất cho hạng mục này. Tùy vào từng nhu cầu và sở thích cũng như điều kiện của các gia chủ mà chúng ta sẽ lựa chọn được các loại đá phù hợp.
Nếu bạn chưa có nhiều chuyên môn trong lựa chọn loại đá, có thể nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia nhé.
Nên lựa chọn đá bàn bếp màu gì?
Lựa chọn màu đá bếp cũng rất quan trọng. Các loại đá màu trắng sáng có thể giúp không gian trở nên rộng rãi, thoáng mát hơn. Trong khi các loại đá màu đen đem đến sự sạch sẽ, cá tính. Các loại đá màu sắc rực rỡ lại cho thấy tính thẩm mỹ vô cùng cao. Bên cạnh đó, màu của đá còn liên quan đến vấn đề phong thủy, nên khi lựa chọn các gia chủ nên lựa chọn loại đá có màu sắc hợp với mệnh của mình.
Bảo quản và vệ sinh đá như thế nào?
Bảo quản và vệ sinh đá không đúng cách có thể khiến các phiến đá này sụt giảm chất lượng nghiêm trọng. Các trình trạng như bị bay màu, ố vàng, ngấm nước hay nứt vỡ,… rất thường xuyên xảy ra. Vì vậy, các gia chủ hãy tìm hiểu các cách bảo quản và vệ sinh đá đúng cách trong bài viết phía bên dưới nhé.
Trên đây là một vài chia sẻ của HSStone về quy trình làm bàn bếp bằng đá. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc các kiến thức bổ ích. Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại: https://hsstone.vn/. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!
Comments